Áp dụng các quy luật đạo Phật vào quá trình đầu tư chứng khoán, crypto

Một chuỗi các bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn về việc ứng dụng phương pháp đầu tư dựa vào các quy luật gốc của đạo Phật. (Bài viết không mang mục đích chính trị, tôn giáo, chỉ để tham khảo)
Vạn vật trong đời sống này đều vận hành theo những quy luật nhất định, không phân biệt đối tượng là con người, sự vật, sự việc và kể cả là thị trường chứng khoán, crypto. Vì vậy việc biết, hiểu và vận dụng được 5 quy luật đạo Phật một cách khéo léo vào trong đầu tư sẽ giúp chúng ta có thể đạt kết quả tốt trong tâm thế an lạc, bớt đau khổ.
Do bài viết dài nên tác giả sẽ chia bài viết thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một quy luật để các bạn dễ đọc, dễ hình dung và có thể áp dụng một cách tuần tự, có hệ thống.
5 quy luật của đạo phật đó là:
1. Luân hồi
2. Vô thường
3. Nhân quả
4. Cân bằng
5. Hấp dẫn

Phần đầu tiên chúng ta cùng nghiên cứu và áp dụng quy luật luân hồi vào quá trình đầu tư.
1. Quy luật luân hồi
Bản chất Quy luật luân hồi trong đạo phật:
Con người: sinh, lão, bệnh, tử
Sinh mạng tuân theo vòng luân hồi vô lượng kiếp, hết kiếp này đến kiếp khác theo bánh xe luân hồi sinh tử không ngừng.
Quá trình tu tập ở kiếp này sẽ quyết định chúng ta sẽ được luân hồi kiếp sau vào 1 trong các cõi: địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, người, atula, cõi trời
Như vậy áp dụng đối với đầu tư cổ phiếu, coin sẽ được hiểu như sau:
Vòng đời của cổ phiếu, coin sẽ tuân theo chu kì: tích lũy, tăng trưởng, phân phối, suy thoái
Không có Cổ phiếu, coin tăng mãi mãi, cũng không có cổ phiếu, coin giảm mãi mãi. Tất cả đều tuân theo chu kì của 1 vòng đời cổ phiếu, coin.
Cổ phiếu, coin tốt thì sau khi kết thúc chu kì sẽ được tích lũy lại để luân hồi vòng đời tiếp theo. Nếu cổ phiếu, coin lởm thì sẽ vào cõi lãng quên và phải rất lâu sau mới được chú ý đến, có thể sẽ bị luân hồi sang sàn khác (trở về OTC, bị khai tử…)
Giá trị của cổ phiếu, coin ở vòng đời sau sẽ phụ thuộc vào quá trình tích lũy ở vòng đời trước ( vô lượng kiếp ). Nếu cổ phiếu, coin tốt thì sau khi phân phối sẽ tích lũy lại và tiếp tục tăng trưởng. Còn cổ phiếu, coin đầu cơ, lởm thì lên bao nhiêu sẽ xuống bấy nhiêu, trở về cái máng lợn cũ, quay về vạch xuất phát ban đầu khi cổ phiếu, coin bứt tốc.
Khi bắt đầu quá trình tái tích lũy sau phân phối thì cổ phiếu, coin bắt đầu một vòng đời mới không còn liên quan đến quá khứ (câu chuyện mới, giá cao mới, tạo đỉnh lịch sử…)
Hình tướng thể hiện: đó là các mẫu hình cổ phiếu, coin thể hiện cách vận động tương ứng với giá trị của cổ phiếu, coin đó.
Cổ phiếu, coin tốt là cổ phiếu, coin tăng trưởng, tăng giá và hấp dẫn.
Cổ phiếu, coin tốt cũng như con người trong trình tu tập tu đúng pháp. Giá sẽ lũy tiến trong tương lai bằng các mẫu hình tiếp diễn: nền trên nền, cốc tay cầm, biến động thu hẹp, bậc thang…
Ngoài ra quy luật luân hồi còn được thể hiện trên thị trường: các nhóm cổ phiếu, coin thay nhau dẫn dắt, thay nhau chạy, hết vòng này đến vòng khác. Từ đó có thể phân chia cổ phiếu, coin theo nhóm ngành hoặc theo vốn hóa để tiện theo dõi, và khi đầu tư nên tập trung vào một số ít CP nhất định tránh dàn trải dẫn đến việc tăng thì luân phiên tăng theo sóng, giảm thì giảm hết.
Một ví dụ đơn giản về vấn đề này: nếu VN30 mạnh hơn TT chung thì sẽ có sóng Bluechip, trụ
Nếu VN30 đồng pha hoặc yếu hơn TT chung mà TT vẫn tăng điểm thì đó là sóng midcap hoặc penny.
…
Bản chất của đầu tư là: TÔI KHÔNG BIẾT KINH DOANH, ÔNG BIẾT KINH DOANH THÌ TÔI HÙN VỐN, ÔNG LÀM ĂN LÃI THÌ TÔI ĐƯỢC, LỖ THÌ TÔI MẤT.
Nhưng ngoài vấn đề bản chất ra, TTCK, Crypto còn nhiều sự không hoàn hảo. Chúng ta không thể mong muốn một sự cầu toàn ở mọi thứ được. Đến bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài nữa là TTCK, Crypto đặc biệt còn mới hơn nữa. Do vậy TTCK, Crypto luôn tồn tại những góc khuất, những chiêu trò của những bàn tay vô hình, vừa làm chúng ta được tiền, vừa làm chúng ta mất tiền.
Quá trình thao túng đó cũng tuân theo vòng luân hồi một cách có hệ thống:
1. Nhập hàng (thu gom cổ phiếu, coin giá rẻ)
2. Bán hàng (PR sản phẩm đẩy giá bằng truyền thông, bằng tạo sự khan hiếm, đánh vào lòng tham người mua)
3. Bán sale off, hạ giá, xả hàng ( quá trình phân phối, một số người mua đã nghi ngờ, nhận ra chiêu trò của người bán)
4. Kết thúc quá trình bán