Tham vọng Libra của Facebook, có thể buộc Mỹ phải xây dựng chính sách quản lý tiền điện tử

Libra của Facebook, đang có tham vọng xây mới một hệ thống tài chính toàn cầu. Điều này đang dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi ở Washington rằng làm thế nào để quản lí tiền điện tử nói chung và đồng tiền này nói riêng.

Tranh cãi nảy lửa vì Libra

Theo Bloomberg, nhiều năm nay các nhà chức trách và lập pháp Mỹ luôn “đau đầu” về cách giải quyết các vấn đề liên quan đến sự nổi lên của các đồng tiền kĩ thuật số, như làm thế nào để bảo vệ người tiêu dùng hay ngăn chặn tội phạm. Đặc biệt đến khi một công ty lớn và nhiều tranh cãi như Facebook tung ra tiền số Libra, khiến họ buộc phải “ra tay”.

Các nhà quản lí cho biết hiện ít nhất có 6 cơ quan liên bang có tiếng nói nhất định trong việc kiểm soát tiền kĩ thuật số có thể làm chậm lại hoặc ngăn cản kế hoạch về đồng Libra.

Related image Tham gia Channel và Group nhận tin tức miễn phí Bitcoin-Altcoin-ICO-IEO và hỗ trợ PTKT  tại: https://t.me/tapchiblockchain https://t.me/tapchiblockchaindotnet

Facebook trước giờ luôn là tâm điểm tranh cãi khi công ty này nhiều lần dính bê bối. Một trong số những sai lầm lớn nhất của Facebook là tiết lộ dữ liệu người dùng hay can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử năm 2016 mà Tổng thống Donald Trump là người đắc cử.

Patrick McCarty – cựu quan chức của Ủy ban Giao dịch hàng hóa Tương lai (CFTC), người đã từng giảng dạy về tiền kĩ thuật số tại Đại học Georgetown cho rằng Facebook sẽ sớm bị “sờ gáy” vì đã bước vào một lĩnh vực mà Quốc hội đang còn rất nghi ngại, không khác gì “thêm dầu vào lửa”.

Một số thành viên Đảng Dân chủ đã ngay lập tức chỉ trích ý tưởng của Facebook và kêu gọi xem xét thêm về công ty công nghệ này. Bà Maxine Waters – Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện cho biết bà sẽ tiến hành điều trần về ý tưởng tiền số Libra và yêu cầu Facebook sớm tạm dừng dự án cho đến khi Quốc hội và các nhà chức trách kiểm tra các vấn đề liên quan và ra quyết định.

Ủy ban Ngân hàng Thượng viện do Lãnh đạo Đảng Cộng hòa ông Mike Crapo dẫn đầu, đang lên kế hoạch tổ chức một phiên chất vấn vào tháng tới. Ông cho biết nó sẽ tập trung vào các vấn đề về quyền riêng tư, chứng tỏ các nhà lập pháp đang hoài nghi về khả năng Facebook có thể bảo vệ thông tin tài chính của người dùng.

Thượng nghị sĩ Sherrod Brown của Đảng Dân chủ chia sẻ với Bloomberg rằng Facebook quá mạnh và quyền lực. “Chúng tôi muốn làm sáng tỏ về đồng tiền Libra và tìm ra những gì Facebook đang cố gắng thực hiện, rồi sau đó tham vấn các cơ quan quản lý để bảo vệ hệ thống tài chính và nền kinh tế, đặc biệt là nguy cơ “tấn công” quyền riêng tư của người dùng mà Facebook đã nhiều lần dính bê bối”, ông nói.

Trong một tuyên bố đáp trả lại sự phản đối kịch liệt của Quốc hội, Facebook cho biết sẽ có giải pháp cho mối lo ngại của các nhà lập pháp. David Marcus – Giám đốc điều hành Facebook đã trả lời Bloomberg tuần trước rằng ông đã liên lạc và tham khảo nhiều nhà quản lí và ngân hàng trung ương ở các nước khác nhau.

Bất chấp “cơn sốt” đầu tư bitcoin và các loại tiền số có nguy cơ gian lận đang gia tăng, Quốc hội vẫn không thông qua qui định về loại tiền này. Điều đó đã khiến các cơ quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Cục Dự trữ Liên bang (Fed), CFTC và các ban của Bộ Tài chính đã phải tự giải quyết.

Theo truyền thống, các công ty ở Thung lũng Silicon cố gắng duy trì trong phạm vi kiểm soát của Washington cho đến khi họ phát triển đủ mạnh để phớt lờ các qui định. Khoảng cách địa lí khi họ ở bờ Tây nước Mỹ và sự thiếu hiểu biết về công nghệ của nhiều nhà hoạch định chính sách đã gián tiếp “hỗ trợ” tình trạng này.

Facebook bây giờ đã qua thời điểm đó và đang nỗ lực vận động hành lang khi phải đối mặt với hàng loạt các cuộc điều tra và sự giám sát chống độc quyền. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Elizabeth Warren – hai trong số những ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 cho rằng Facebook nên bị “khai tử” vì nó có quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trong một trang giấy dài 12 trang mô tả các kế hoạch của mình, Facebook và các đối tác đã cố gắng mô tả việc tung ra “một loại tiền tệ và cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu thật đơn đến cho hàng tỉ người” vào năm tới.

Libra được xây dựng trên nền tảng hạ tầng blockchain để có thể được truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Các công ty đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận ở Thụy Sĩ để điều hành mạng lưới thanh toán và duy trì một khoản dự trữ tiền gửi ngân hàng và chứng khoán chính phủ ngắn hạn để hỗ trợ cho đồng tiền điện tử này.

Mục tiêu là để Libra duy trì một giá trị ổn định, khiến cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng, trong khi bitcoin thì quá biến động nên chưa bao giờ đạt được trạng thái đó.

Ai sẽ giám sát Libra?

Rõ ràng, Facebook đã miêu tả đồng tiền của họ như một phương thức thanh toán thay vì một công cụ đầu cơ tài chính như các đồng tiền điện tử khác. Facebook cho biết Libra sẽ cho phép  mọi người dùng điện thoại di động để gửi tiền với giá rẻ ở bất cứ đâu trên thế giới.

Tuy nhiên, có một điều không rõ ràng đó là cơ quan chính phủ nào sẽ giám sát đồng tiền điện tử đó.

Đó là một chủ đề đặc biệt nhạy cảm ở Washington, nơi các nhà hoạch định chính sách đã bất đồng quan điểm khi ra quy định kiểm soát tiền điện tử. Vấn đề ở đây đó là nhiều tiền điện tử được phép phát triển nhưng cũng có thể gây ra gian lận và các hoạt động phạm pháp khác như rửa tiền.

Thậm chí nhiều quan chức chính phủ còn không chắc chắn về việc tiền điện tử nên được phân loại như thế nào, chịu sự điều chỉnh của luật gì và cơ quan nào có thể chịu trách nhiệm kiểm soát. Tiền điện tử có phải là chứng khoán không? Hay là hàng hóa? Hay một hình thức tiền mặt mới?

Một số người lập luận rằng tiền điện tử nên được giám sát bởi SEC vì chúng thường được giao dịch trên nền tảng kiểu như trao đổi theo cách thức gần giống cổ phiếu. Trong khi đó, những người khác lại cho rằng CFTC nên giám sát tiền điện tử vì chúng giống với các loại tiền tệ của một số sản phẩm tương lai. Phần lớn phạm vi kiểm soát sẽ nằm trong các trường hợp gian lận hoặc thao túng hơn là thực sự điều tiết thị trường.

Ủy ban Thương mại Liên bang, nơi giám sát các công ty công nghệ, cũng cho rằng cần có luật điều chỉnh tiền điện tử. Cục Điều tra Liên bang và Trung tâm Dịch vụ Nội bộ cũng yêu cầu quyền kiểm soát loại tiền này.

Các nhà quản lí ngân hàng dù không có trách nhiệm giám sát chính về tiền điện tử nhưng cũng đã tham gia vào các cuộc đàm phán chính sách tiền số. Chủ tịch Fed Jerome Powell chia sẻ với các phóng viên rằng Fed là một trong số các cơ quan quản lí mà Facebook đã tham khảo trước khi tung ra Libra.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Powell cho biết vì các loại tiền điện tử mới xuất hiện nên chúng chưa tác động đến chính sách tiền tệ của Fed. Tuy nhiên, Fed vẫn muốn đảm bảo không có vấn đề về an ninh đối với hệ thống tài chính từ Libra của Facebook.

Hiện có một số nền tảng giao dịch tiền điện tử hoạt động với vai trò là các đơn vị thanh toán như PayPal hay Western Union. Các công ty này phải đăng ký với Mạng lưới Kiểm soát Tội phạm Tài chính thuộc Bộ Tài chính nhằm phòng chống hoạt động rửa tiền.

Tuy nhiên, với Libra – “canh bạc” mới của Facebook, các nhà quản lí cho rằng chính phủ liên bang có thể phải đưa ra một hệ thống giám sát tốt hơn so với hiện tại.

Ông Gary Goldsholle – Đối tác tại Steptoe & Johnson ở Washington, người đã từng làm việc liên quan đến tiền điện tử tại SEC cho rằng những vấn đề xoay quanh tiền điện tử có thể sẽ thực sự được đưa vào thử nghiệm.

Biên dịch và Sưu tầm!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *