Thuốc đắng thì dã tật, mật ngọt thì chết ruồi: Cuộc đời này có hai con đường để chọn, giàu hay nghèo, sang hay hèn đều nằm trong tay bạn!
Người khiến bạn đau khổ, thường là quý nhân của bạn. Điều khiến bạn đau đớn thường là nơi bạn cần cải thiện nhất.
Làm người làm việc có 3 tầng cảnh giới:
Cảnh giới thứ nhất: Vì cuộc sống, làm nhiều việc mình không thích.
Cảnh giới thứ hai: Có tiền, chỉ đi làm những việc mình thích.
Cảnh giới thứ ba: Vì tiến bộ, chủ động đi làm những việc mình không thích.
Người khiến bạn đau khổ, thường là quý nhân của bạn.
Điều khiến bạn đau đớn thường là nơi bạn cần cải thiện nhất.
01
Gần đây, tôi thường suy nghĩ về vấn đề này:
Rốt cuộc là thứ gì khiến một người công thành danh toại?
Tôi đã nghĩ ra rất nhiều đáp án, chẳng hạn như không ngừng tiến lên, hành thiện tích đức, nỗ lực vượt qua khó khăn…
Nhưng tôi luôn cho rằng những điều đó là viển vông, cho tới một ngày khi đọc được câu nói này:
“Hãy chủ động đi làm những việc khiến bạn cảm thấy khó khăn.”
Câu nói này đã giúp tôi tìm ra được đáp án.
Một giáo sư từ Đại học Chicago danh tiếng trong chuyến thăm của mình đến Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đã nói rằng:
“Yêu cầu cơ bản của đại học Chicago với sinh viên của trường mình là: hãy làm những chuyện khó khăn, bởi lẽ một người, muốn công thành danh toại, bắt buộc phải trải qua những việc khó.”
Người thực sự nhìn thấu được thế tục đều là những người “tu hành” từ trong khó khăn.
Thời cổ đại có một phương pháp tu hành mang tên “Khổ hành tăng”.
Những nhà sư này ăn mặc nhếch nhác, rách rưới, và luôn chủ động chịu đựng những điều đau đớn nhất mà người thường không chịu đựng được, như nhịn ăn dài ngày, thậm chí không uống nước, nằm trên giường đầy đinh, đi trên than nóng, chịu đựng đá cực lạnh….
Họ để bản thân làm việc chăm chỉ, đói khát và trống rỗng, để có được sự tự do tinh thần và giải phóng tâm hồn nhanh hơn.
Khổ hành tăng được xem là một đường tắt trong tu hành, bởi lẽ so với những người tu hành khác, họ chịu đựng những khó khăn khắc nghiệt hơn.
Cá nhân tôi luôn cho rằng, mỗi một điều hạnh phúc ập tới với mình đều là “do ăn ở”, là do những phúc báo mà tôi tích góp được mỗi ngày.
Người há miệng chờ sung hay không công nhưng vẫn hưởng lộc, thực chất là đang tự làm hao mòn đi chính phúc khí của mình.
Mỗi khi có được một chút thành tựu nhỏ nào đó, tôi đều sẽ dùng một chút gì đó khắc nghiệt hơn để giảm bớt cái cảm giác thành tựu đó xuống, để không ngừng tiến bộ hơn.
Chẳng hạn như từ lúc tập cho tới hôm nay tôi cuối cùng cũng hoàn thành được 3 vòng chạy, khi cơ thể đã thích ứng được rồi, tôi khích lệ mình chạy 4 vòng và tập thêm nhiều động tác thể dục nặng hơn một chút.
Hoặc là hôm nay tôi đã hoàn thành xong mục tiêu đọc các sách thường thức hay cơ sở, bắt đầu từ ngày mai, tôi sẽ “bắt” mình đọc lên các sách chuyên ngành, đi sâu hơn một chút…
Cá nhân tôi luôn quan niệm một điều rằng: vất vả, khó khăn tuân theo định luật bảo toàn.
Khó khăn, thử thách là đặc điểm chung của cuộc sống, là điều vốn dĩ phải tồn tại.
Những khó khăn vất vả mà mỗi người phải chịu nó không tự nhiên mất đi mà cũng chẳng vô ý sinh ta, nó chỉ đơn thuần là chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, hôm nay bạn lẩn tránh nó, tháng sau nó sẽ lại tìm cách để trùng phùng với bạn theo một cách khác.
Con người hiện đại, ngày càng có nhiều người muốn sống cuộc sống “xuân ấm hoa nở”, động một tý là muốn du lịch thế giới, động một tý là muốn bảo đi tìm tự do.
Thực ra, vấn đề lớn nhất, không phải là chúng ta ngày càng trở nên nông nổi, mà là chúng ta ngày càng không muốn đối mặt với khó khăn, thử thách.
Ông Trời tạo ra chúng ta đều như nhau, phàm là những thứ khiến bạn thoải mái, nhất định cũng sẽ khiến bạn đau khổ, tương tự, phàm là nhưng thứ khiến bạn cảm thấy khó khăn, càng dễ thành toàn nên bạn.
Các cụ bảo rồi, thuốc đắng thì dã tật, mật ngọt thì chết ruồi.
Đời người, trước đắng sau sẽ ngọt, ngọt rồi thì sau ắt sẽ đắng.
Đây cũng chính là luật cân bằng của cuộc sống.
Khoa học kĩ thuật phát triển, chủ nghĩa hưởng thụ thịnh hành, con người ngày càng không muốn đối mặt với khó khăn.
Cái gì cũng có thể đưa tới tận cửa nhà bạn, thích cái gì, chỉ cần một cuộc gọi, một cái click, vài sau đó chỉ cần ngồi đó và nhận… Sự phát triển của khoa học và công nghệ dựa trên logic cốt lõi của việc thỏa mãn vô hạn nhu cầu và mong muốn của con người.
Chúng ta của hiện tại, đang quá sung sướng, chúng ta tận hưởng hạnh phúc một cách quá dễ dàng.
Ăn cơm thì đặt ngoài, mua sắm chỉ cần mua trên mạng, đây không phải là cơm bưng tận tay, nước rót tận mồm ư?
Ra ngoài thì có ô tô tới đón, đường xa thì có tàu cao tốc, hẹn hò thì có ứng dụng, rảnh rỗi chán quá thì lướt Tiktok.
Chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao, đủ thứ yêu cầu, mong muốn được đáp ứng, thử chịu khổ, bạn có sẵn sàng không?
Dám chịu khổ dường như đang trở thành một thứ đồ quá đỗi xa xỉ.
Trong cái thời đại thiếu thốn vật chất của trước đây, nghèo và khổ luôn gắn liền với nhau, người nghèo sẽ phải chịu khổ.
Nhưng ở thế giới hiện tại, dường như những người giàu có mới là người bắt đầu phải chịu khổ.
Bởi lẽ, nếu muốn phát tài, nếu muốn giàu có, họ phải chủ động thay đổi rất nhiều thói quen, chủ động xông pha, tiến lên đón đầu thử thách.
Họ phải bỏ ra N lần nỗ lực để tạo ra và giữ vững được giang sơn của mình.
Bản chất của cái gọi là “chịu khổ” đó là có thể thu lại mọi loại ham muốn, nhu cầu ở sâu bên trong, gạt bỏ đi hết những cám dỗ của những điều xung quanh, để rồi chỉ tập trung nâng cao bản thân, hướng tới mục tiêu cần hướng tới, thay vì quá để tâm tới một điều gì đó trong một thời gian dài, buông thả bản thân với những ăn chơi hưởng lạc, đó đồng thời cũng chính là khả năng kỉ luật tự giác, là thứ mà chỉ xuất hiện ở những người vừa giàu có vừa thành công.
03
Người nghèo muốn thay đổi vận mệnh, con đường duy nhất là “chủ động đi chịu khổ”.
Vậy thì tại sao có rất nhiều người biết mình nghèo, nhưng lại không chịu chịu khổ để thay đổi vận mệnh?
Trên mạng có một câu hỏi như này:
“Vì sao phần lớn mọi người thà sống khổ còn hơn là chịu đựng khó khăn của việc học hành?”
Tất nhiên học hành ở đây không chỉ đơn thuần là chuyện học hành trên ghế nhà trường, mà nó còn là tinh thần học hỏi, ý thức nâng cao bản thân, rèn rũa những kĩ năng mới, theo kịp bước đi của thời đại… ngay cả khi đã bước ra đi làm.
Có hai câu trả lời nhận được nhiều lượt yêu thích đó là:
Câu thứ nhất: “Khổ của học hành thì bạn phải chủ động đi nếm, còn khổ của cuộc sống thì không như vậy, cứ nằm ườn ra đấy là nó tự tìm đến bạn được.”
Câu thứ hai là: “Những đau khổ trong cuộc sống có thể bị tê liệt bởi sự mệt mỏi, hay biến mất bởi những thú vui giải trí khác nhau.
Trong khi cái khó khăn của việc học là bạn phải luôn giữ cho mình một xúc giác nhạy bén, một nhận thức rõ ràng và một tinh thần quyết tâm, đây có thể gọi là sự rèn giũa. “
Cái khổ của việc học hành là cái khổ nhàm chán, cái khổ không thể cho bạn hồi đáp trong một thời gian ngắn. Cái khổ này nhìn tận tay, ray tận trán, nên chẳng ai muốn nếm.
Khổ của cuộc sống là cái khổ tuyệt vọng, là cái khổ không lối thoát trong thời gian dài, chúng ta chẳng nhìn thấy và cũng không sờ được.
Theo bản tính, chúng ta đều lựa chọn chịu cái khổ của cuộc sống, trốn tránh cái khổ giúp chúng ta tiến bộ, phát triển của học hành, để rồi cuối cùng trở nên tê liệt.
Cái khổ của cuộc sống sẽ làm chúng ta tê liệt, trong khi cái khổ của học hành lại giúp ta tỉnh táo và không ngừng nâng cao bản thân.
Không chủ động lựa chọn nếm trước cái khổ của việc học hành, nửa đời sau sẽ phải chịu cái khổ của cuộc sống.
Vì vậy, chúng ta chỉ có hai con đường có thể chọn:
Hoặc là bạn chăm chỉ học hành, nâng cao khả năng tư duy độc lập, luôn sẵn sàng khi khó khăn, nghịch cảnh ập đến;
Hoặc là bạn can tâm tầm thường, thả trôi cuộc đời, hàng ngày chìm đắm trong các thú vui chơi giải trí, rồi bị xã hội bỏ lại phía sau.
Gửi tới tất cả những người đang đọc bài viết này, mong rằng bạn là một người luôn nỗ lực đối đãi thật tốt với cuộc sống, và là người chủ động lựa chọn phương án một.
Cuộc sống nhất định không bạc đãi những người không ngừng cầu tiến và nỗ lực!