Việt Nam cực kỳ tiềm năng cho cách mạng thứ 4 của Blockchain
Bước vào kỷ nguyên công nghệ 4.0, nhà nhà nói đến Blockchain, người người bàn về Blockchain. Trong đó, Blockchain là một phát minh khéo léo, không thể phủ nhận đây là đứa con tinh thần của thời đại mới được phát mình bởi một người hoặc một nhóm người được biết đến bởi bút danh Satoshi Nakamoto. Nhưng kể từ đó, nó đã phát triển thành một cái gì đó lớn hơn, và câu hỏi chính mà mọi người đều hỏi là: Blockchain là gì?
Blockchain tại Việt Nam – Trăn trở từ người trong cuộc
Có rất nhiều khái niệm và cách hiểu được đưa ra trước đó, bằng cách cho phép phân phối thông tin số nhưng không được sao chép, công nghệ Blockchain tạo ra xương sống của một loại Internet mới. Ban đầu, Blockchain được tạo ra cho đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin, cộng đồng công nghệ hiện đang tìm kiếm các ứng dụng tiềm năng khác cho công nghệ này.
Trao đổi với người viết, Founder Sáng Kiến Kinh Tế OMOM – “One Mekong One Meal” bằng Blockchain – Võ Xuân Trường cho biết trên quan điểm của ông, công nghệ Bockchain hiện còn sơ khai, khả năng am hiểu người dùng còn hạn chế và việc tuyên truyền cùng với đó là việc thị trường đang hiểu Blockchain là tiền mã hoá nên gây ra nhiều sự e ngại khi tiếp cận. Sau này, nền tảng được phát triển cho nhiều loại tài sản kỹ thuật số khác.
Và do đó, vì thị trường đang nhận định sai Blockchain là tiền mã hoá nên đã làm mất uy tín của người dùng vào công nghệ này dẫn đến sự hạn chế phát triển những mô hình dựa trên nền tảng này. Là một người trong cuộc bị ảnh hưởng bởi nhận định sai trên, ông Trường khẳng định công nghệ Blockchain chỉ là một giao thức giúp cho mọi sự hợp tác được minh bạch, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi mà không cần đối tác thứ ba tham gia.
Việt Nam cực kỳ tiềm năng cho cách mạng thứ 4 của Blockchain
Chia sẻ về sáng kiến của mình OMOM – “One Mekong One Meal”, ông Trường nói, tương tự Bitcoin Blockchain, Smart contract Blockchain là những cam kết kỹ thuật số được mã hóa được phân phối công khai đến các người tham gia nhưng không được sao chép và sửa đổi khi một trong các bên đã tiến hành thực thi các điều kiện thỏa ước hợp tác.
OMOM – “One Mekong One Meal” kỳ vọng giúp Việt Nam từ một nền kinh tế bị chi phối bởi OBOR hay CP-TPP thành một quốc gia tự tin trong việc tổ chức một sáng kiến kinh tế cho khu vực. Sáng kiến OMOM còn được hiểu là một hợp tác kinh tế cho các doanh nghiệp tại khu vực Mekong liên kết thành những tập toàn kinh tế lớn trong việc tận dụng tối đa sức mạnh của nền kinh tế chia sẻ và công nghệ phân phối sổ cái minh bạch Smart Contract Blockchain để thực hiện các chuỗi giá trị liên kết và chia sẻ cảc giá trị thặng dư đồng đều cho các thành tố tham gia.
Các thành tố tham gia xây dựng chuỗi giá trị MEAN bao gồm chính quyền, doanh nghiệp, người dân, các sang kiến hợp tác kinh tế và các nguồn tài nguyên của khu vực, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, hạ tầng, bất động sản, du lịch, giáo dục, nguồn nhân lực, y tế, tài chính, thương mại, nông nghiệp, logistics, kỹ thuật…
Nguồn tài chính của sáng kiến vào khoảng 100 tỷ USD thông qua việc huy động trái phiếu doanh nghiệp và đối ứng vốn của Worldbank, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Sông ngòi quốc tế (International River), Ủy ban Sông Mekong MRC và các tổ chức phi chính phủ khác.
Trở lại với câu chuyện Blockchain tại Việt Nam, chia sẻ thêm, founder này cho biết nước ta là một trong những quốc gia có trí thức trẻ đầy sáng tạo, đam mê công nghệ, khoa học và tiếp cận nhanh với smartphone và mạng xã hội nên có thể khẳng định đây là một thị trường cực kỳ tiềm năng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng Blockchain.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp và có khối doanh nghiệp vừa và nhỏ SME nhiều, tiếp cận về tài chính ngân hàng của người dân còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, có thể khẳng định rằng với tính minh bạch, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và dễ tích hợp của công nghệ Blockchain sẽ làm cho công nghệ ngày phát triển rất nhanh tại thị trường Việt Nam, ông Trường khẳng định.
Tapchiblockchain.net sưu tầm!