Ripple là gì? Tìm hiểu về đồng tiền điện tử Ripple (XRP)

8.162Total Views

Ripple coin là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong khoảng từ đầu năm 2017 tới nay tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, một đồng tiền điện tử có vốn hóa thị trường lớn chỉ sau Bitcoin và được nhiều ngân hàng hàng đầu lựa chọn hợp tác.

Mục Lục [ẩn]

  • Ripple là gì?
    • Thông tin cơ bản:
    • Giao thức:
    • Các tính năng chính:
    • Đội ngũ nhân sự phát triển:
  • Lịch sử hình thành của Ripple
  • Sự khác biệt giữa Ripple và các loại tiền điện tử khác
  • Nguyên lý hoạt động của Ripple – XRP
  • Sổ cái Ripple (XRP Ledger – XRPL)
  • Hệ thống RippleNet
  • Nguồn cung của Ripple
  • Đối tác của Ripple
  • Tiềm năng của Ripple
  • Ứng dụng của Ripple – XRP
  • Mua bán và giao dịch Ripple coin như thế nào?
  • Làm thế nào để khai thác Ripple?
  • Có nên đầu tư vào Ripple (XRP) không?

Ripple là gì?

Ripple là một hệ thống thanh toán tổng hợp thời gian thực (RTGS), mạng lưới trao đổi tiền tệ, chuyển tiền và hối đoái. Còn được gọi là giao thức Giao thức Rò rỉ (RTXP).

Đây là một dự án starup được ông lớn Google hậu thuẫn, sử dụng nền tảng công nghệ Blockchain(Chuỗi khối) nhằm hỗ trợ tăng tốc độ xử lý các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng với nhau.

Không tham vọng như các đồng tiền điện tử khác, XRP không muốn cạnh tranh hay thay thế Bitcoin. Mà đồng tiền này lại phát triển để trở thành phương tiện hỗ trợ cho Bitcoin.

Với giao thức internet mã nguồn mở phân tán, sổ cái đồng thuận phân tán (một cơ sở dữ liệu phân tán chứa thông tin về tất cả tài khoản trong mạng lưới). XRP làm nên Giao thức Giao dịch Ripple (Ripple Transaction Protocol) – mạng lưới giao dịch, thanh toán trên phạm vi toàn cầu.

Ripple đã có một cuộc vận động rót vốn khá thành công trong đó có khá nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư lớn như Accenture Ventures, Standard, Ngân hàng thương mại Siam (Thái Lan), SCB Digital Ventures và SBI Holdings (Nhật Bản). Số tiền mà Ripple coin huy động được trong đợt này lên tới 55 triệu USD.

Thông tin cơ bản:

  • Tên gọi: Ripple
  • Mã token: XRP
  • Blockchain riêng: có
  • Tổng lượng token cung cấp: 100,000,000,000 XRP
  • Tổng lượng token hiện lưu hành: 99,991,826,231 XRP
  • Website: https://ripple.com/xrp

Giao thức:

Các ngân hàng hay các tổ chức tài chính có thể tận dụng giao thức Interledger. Giao thức này đảm bảo tốc độ thanh toán và sự an toàn tối đa để phục vụ số lượng lớn các loại thanh toán và kích cỡ mà chi phí cực kỳ thấp.

Các tính năng chính:

Ripple cung cấp một dòng chảy thanh toán end-to-end mã hóa an toàn với tính bất biến giao dịch và dự phòng thông tin. Kiến trúc của Ripple được thiết kế để phù hợp với cơ sở hạ tầng và bảo mật của ngân hàng.

Đội ngũ nhân sự phát triển:

Chris-Larsen
  • Giám đốc điều hành (CEO): Chris Larsen
  • Giám đốc công nghệ (CTO): Jed McCaleb
  • Đồng sáng lập: McCaleb (đến từ Sàn Mt. Gox)
  • Thành viên khác: các thành viên khác của Ripple là những người chuyên nghiên cứ về tiền ảo và rất am hiểu về nền tảng của Bitcoin.

Lịch sử hình thành của Ripple

Có một sự thật mà không phải ai cũng biết đó là: Ripple là dự án lâu đời còn hơn cả Bitcoin. Cha đẻ của đồng Ripple là Ryan Fugger. Vào năm 2004, ông đã phát triển nguyên mẫu đầu tiên của Ripple như một hệ thống tiền tệ mã hóa phi tập trung (RipplePay).

Đến năm 2005, hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động. Mục tiêu của hệ thống là cung cấp các giải pháp thanh toán thực sự an toàn trong 1 mạng lưới toàn cầu.

Đến năm 2012: Jed McCaleb, Arthur Britto và David Schwartz bắt đầu join vào dự án và triển khai ý tưởng của Ryan thông qua công ty OpenCoin.

Và từ đó, Ripple được xây dựng và tập trung vào các giải pháp thanh toán cho ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Đến năm 2013, OpenCoin được đổi tên thành Ripple Labs, cuối cùng được đổi tên thành Ripple vào năm 2015.

Sự khác biệt giữa Ripple và các loại tiền điện tử khác

Sự khác biệt giữa Ripple và coin khác

Ripple coin chỉ tập trung vào việc cung cấp công nghệ điện toán Blockchains cho các ngân hàng có nhu cầu giao dịch toàn cầu.

Ripple đã cam kết với người dùng rằng công nghệ của họ có thể giúp các ngân hàng giảm được chi phí hoạt động lên tới 33% trong toàn bộ quá trình này, và cho phép bên chi tiền chuyển với số lượng cực lớn trong tích tắc.

Chính vì sự khác biệt giữa “vài giây” và “vài ngày” nên món đầu tư này quá hấp dẫn đối với hầu hết ngân hàng. Ripple ngày nay đã trở thành đối tác của gần 50 ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới.

Nguyên lý hoạt động của Ripple – XRP

nguyen-ly-hoat-dong-cua-ripple

Ripple sử dụng giao dịch mạng ngang hàng (P2P) mà không cần bên thứ ba can thiệp. XRP mặc dù xây dựng trên mạng lưới giống Blockchain nhưng lại không phải Blockchain.

Thay vì các máy tính ngang hàng ẩn danh, sổ cái công cộng của Ripple được quản lý bởi một mạng lưới các máy chủ độc lập đã được xác thực.

Đồng XRP chỉ mất 4s để xử lý quá trình giao dịch (thấp hơn rất nhiều so với Bitcoin). Với 100 tỷ XRP đã tồn tại trên nền tảng.

XRP trong mạng lưới Ripple và được sử dụng như một “chốt chặn cuối cùng”. Nghĩa là: nếu 2 bên không tin tưởng nhau khi giao dịch, thì việc giao dịch sẽ được thực hiện thông qua đồng XRP.

Ngoài ra, XRP cũng được dùng để làm phí giao dịch và chặn những giao dịch trái phép diễn ra trong hệ thống. Nếu muốn cập nhật phương thức của sổ cái XRP thì các bên liên quan sẽ phải trả phí bằng XRP (khoảng 0.00001 XRP).

Khoản phí này sẽ bị đốt mà không thuộc sở hữu của ai, vì thế lượng cung của XRP sẽ giảm dần theo thời gian.

Sổ cái Ripple (XRP Ledger – XRPL)

Dựa trên dự án của Fugger và lấy cảm hứng từ sự ra đời của Bitcoin. Năm 2012, Ripple đã triển khai Ripple Consensus Ledger (RCL), và cho ra đời đồng tiền điện tử XRP. RCL về sau đã được đổi tên thành XRP Ledger (XRPL).

XRPL hoạt động như một hệ thống kinh tế phân tán cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ và còn lưu trữ tất cả thông tin kế toán của những người tham gia mạng.

XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở của Ripple, cho phép thực hiện các giao dịch đúng theo thời gian thực. Các giao dịch sẽ được bảo đảm & xác minh bởi những người tham gia thông qua cơ chế đồng thuận.

Không giống Bitcoin, XRP Ledger không dựa trên thuật toán Proof of Work (POW). Vì thế, nó không dựa vào quá trình đào để xác minh các giao dịch. Thay vào đó, sự đồng thuận của mạng lại thông qua thuật toán đồng thuận tùy chỉnh của nó – gọi là Thuật toán Đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA).

XRPL được quản lý bởi một mạng gồm các node xác nhận độc lập liên tục thực hiện đối chiếu các bản ghi giao dịch. Bất cứ ai cũng có thể thiết lập và chạy một node trình xác nhận Ripple, không những vậy còn có thể chọn các node để tin cậy làm trình xác nhận hợp lệ.

Tuy nhiên, công ty khuyên khách hàng nên sử dụng danh sách những người tham gia đã được xác định và đáng tin cậy để xác minh giao dịch. Danh sách này được gọi là Unique Node List (UNL). Bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào mã và XRPL có thể được tiếp tục ngay cả khi công ty ngừng hoạt động.

Hệ thống RippleNet

RippleNet lại trái ngược so với XRPL. RippleNet là độc quyền của công ty Ripple và được xây dựng trên nền tảng XRPL như một mạng lưới thanh toán và giao dịch.

RippleNet hiện cung cấp một bộ gồm 3 sản phẩm được thiết kế như một hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. 3 sản phẩm đó là: xRapid, xCurrent và xVia.

Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm của Ripple đều có giá trị tương đương với XRP và thị trường 35 tỷ USD của nó.

Ripple không chỉ xác nhận sản phẩm của mình rẻ hơn và nhanh hơn, thêm vào đó nó còn cho thấy rằng chúng có hiệu quả hơn các dịch vụ trên thị trường hiện nay. Cafebitcoin đã phác thảo và giải thích về sự phù hợp của 3 sản phẩm trên với XRP trong bài viết: Nhiệm vụ của xCurrent, xRapid và xVia và vai trò của XRP.

Nguồn cung của Ripple

Ban đầu, XRP có tổng cung là 100 tỷ coin được tạo ra, nhưng hiện tại lại không có dấu hiệu là XRP sẽ được đào hoặc tạo thêm. Do mỗi khi giao dịch lại có một lượng nhỏ XRP bị đốt nên Ripple sẽ không lo bị lạm phát (phí giao dịch sẽ tăng theo tỷ lệ thuận với mức tải của RippleNet).

Một yếu tố quan trọng nữa là sự 60% lượng XRP được nắm giữ bởi công ty Ripple, cộng thêm số coin được mỗi nhà sáng lập nắm giữ lúc ban đầu.

Vào tháng 12 năm 2017, Ripple đã chuyển 55 tỷ coin vào 1 giao kèo được lên lịch sẽ trả 1 tỷ coin/tháng. Công ty sử dụng nó để kêu gọi thêm các đối tác tham gia vào RippleNet.

Vì vậy, lượng cung của XRP trên thị trường sẽ được đảm bảo. Trên thực tế, công ty vẫn đang kiểm soát phần lớn số lượng coin Ripple.

Công ty Ripple đã khẳng định với các đối tác rằng: số coin này sẽ chỉ được dùng để nâng cấp hệ thống chứ không phải dùng để thao túng thị trường.

Đối tác của Ripple

Trong danh sách đối tác chiến lược của Ripple gồm có: Google, IDG Capital Partners, Anderssen hay AME Cloud Ventures.

Những tổ chức đang hoạt động trong môi trường thử nghiệm (sandbox) của RippleNet là:

  1. Currencies Direct
  2. ViAmericas
  3. Mercury FX
  4. Santander
  5. MoneyGram
  6. Cambridge
  7. ZipRemit
  8. WesternUnion
  9. IDT
  10. Cuallix
  11. WestPac
  12. Banca Intesa SanPaolo
  13. Macquarie
  14. Natixis
  15. Nordea
  16. Scotia Bank
  17. National Australia Bank
  18. Bank of Montreal
  19. Barclays
  20. CIBC
  21. Royal Bank of Canada

Đa số các tổ chức kể trên đã thử nghiệm trong hệ thống của RippleNet từ tháng 10 năm 2016. Chứng tỏ đã có 1 quá trình xem xét và đánh giá hệ thống Ripple rất kỹ. Khi các tổ chức này chính thức hợp tác với Ripple sẽ làm giá trị thị trường của XRP tăng.

Tiềm năng của Ripple

Năm 2017, XRP đã có một sự tăng trưởng là 35000%. Khởi điểm với giá là 0.006$ vào tháng 1 và đạt 2.80$ vào cuối tháng 12 năm 2017. Không chỉ vậy, XRP tiếp tục cán mốc 3.80 vào tuần đầu tiên của năm 2018.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do công nghệ của Ripple được chấp nhận bởi các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn, từ đó nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về crypto: XRP là đồng tiền kỹ thuật số có nhiều dấu hiệu tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Hệ sinh thái của Ripple ngày càng được mở rộng vì có nhiều đơn vị, tổ chức tham gia. Nổi bật nhất là: American Express và Santandar. Ripple là đồng tiền mã hóa duy nhất đã tối ưu được việc chuyển tiền giữa Mỹ và Châu Âu. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển về hợp tác làm ăn giữa 2 châu lục.

Rất nhiều ngân hàng ở Nhật Bản đã tuyên bố sẽ lựa chọn Ripple như một phương thức thanh toán. Cụ thể, công ty SBI đã dùng Ripple để thanh toán cho khách hàng.

Khi các quy định về kiểm soát nguồn vốn thông qua tiền ảo được ban hành, Ripple sẽ là đồng tiền ảo lớn nhất góp phần vào việc giao dịch giữa các quốc gia. Vì không chỉ là một đồng tiền kỹ thuật số, XRP còn là nền tảng thanh toán sử dụng công nghệ blockchain trong việc giao dịch tiền tệ.

Tham vọng toàn cầu: 

Chris Larsen (CEO của Ripple) cho biết: Công ty đang phân bố vốn cho các kế hoạch tầm cỡ toàn cầu.

Ông Larsen trả lời CNBC:

Chúng tôi đang mở rộng các khu vực mà chúng tôi có văn phòng. Ripple muốn mở rộng hơn nữa và phát triển năng lực cho các nhóm mới. Chúng tôi đang gấp rút tuyển thêm nhận sự, đồng thời tăng số lượng lập trình viên để trực tiếp làm việc với các ngân hàng đối tác ngay tại quốc gia của họ. Chỉ có vậy mới đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất cho các đối tác của chúng tôi.

Ứng dụng của Ripple – XRP

Nền tảng Ripple cho phép hợp pháp hóa quá trình thanh toán, hỗ trợ cho các ngân hàng nên được các ngân hàng chấp nhận. Ngược lại, Bitcoin và các loại tiền tệ mã hóa khác được xem là đang cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng. Vì thế, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn về loại tiền ảo này.

Sản phẩm RippleNet mang lại lợi ích rất lớn cho ngành công nghiệp dịch vụ. Cebuana Lhuillier đã quyết định sử dụng sản phẩm RippleNet để cải tiến dịch vụ của mình về mặt công nghệ. Đây là một hiệu cầm đồ có trụ sở tại Philippines và là thương hiệu đặc trưng của Tập đoàn các công ty PJ Lhuillier.

LianLian Group sử dụng công nghệ blockchain để hoàn tất và thanh toán các khoản thanh toán thương mại điện tử. Đặc biệt, chuyển tiền qua biên giới đã có trong menu cũng được gửi cùng với việc sử dụng xCurrent.

Mua bán và giao dịch Ripple coin như thế nào?

Theo Coinmarketcap, XRP hiện tại đã trao đổi với các đồng như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), USDT,… Đầu tiên bạn cần tạo ví Ripple cho các giao dịch gửi, nhận tiền cũng như lưu trữ Ripple. Ví nào lưu trữ Ripple (XRP) tốt nhất?

Ví Ripple cũng tương tự như ví Bitcoin hay ví Ethereum, có thể sử dụng toàn cầu. Trang GateHub.netđược xem là ví ripple phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể dùng để lưu trữ XRP coin. Vậy, chúng ta có thể mua bán, giao dịch bitcoin ở đâu?

Khi đã tạo được ví Ripple rồi bạn có thể tiến hành giao dịch mua bán Ripple coin trên các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín như: KrakenPoloniex,.. Đây là 2 sàn giao dịch uy tín nhất hiện nay mà tapchiblockchainkhuyên bạn dùng.

Bạn cũng nên lưu ý để mua Ripple trên sàn cần có BTC/ETH. Vì thế, nếu bạn đã có sẵn BTC/ETH trong ví rồi thì bạn có thể chuyển số BTC/ETH của bạn lên sàn để giao dịch mua bán như bình thường.

Trường hợp bạn không có BTC/ETH thì bạn có thể liên hệ với các cá nhân có nhiều BTC hoặc ETH để mua XRP của họ.

Làm thế nào để khai thác Ripple?

Cách đào Ripple coin cũng giống như Bitcoin, Ethereum hay các loại coin khác. Bạn có thể kiếm và sở hữu XRP bằng việc khai thác bằng máy tính (trâu đào) có cấu hình mạnh mẽ.

Có nên đầu tư vào Ripple (XRP) không?

XRP-USD-Trading

Bạn hãy tìm hiểu về ưu, nhược điểm của đồng Ripple rồi hãy từ trả lời cho câu hỏi: Có nên đầu tư vào XRP không” nhé!

  • Ưu điểm: Được đỡ đầu của các tổ chức lớn: Đây là lý do mà Ripple có thể phát triển ổn định dù thị trường có đi xuống. Đối với các nhà đầu tư thì XRP là một lựa chọn tiềm năng.
  • Nhược điểm: Do phải phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận của ngân hàng và các tổ chức tài chính nên sẽ rất nguy hiểm nếu các tổ chức này không chấp nhận.

Nếu bạn có hứng thú đầu tư, kinh doanh với đồng Ripple thì nên theo dõi tỷ giá của XRP hàng ngày tại: https://coinmarketcap.com/ để nắm đc biến động giá của nó.

Nguồn: CafeBitcoin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!