Hệ sinh thái DeFi của Trung Quốc phát triển theo cấp số nhân trong năm nay
Hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi) đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la và phần lớn sự phổ biến bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong khi một số dự án DeFi phổ biến đến từ phương Tây như Uniswap, Compound và Makerdao, thì Trung Quốc cũng đang tạo ra các nền tảng và ứng dụng DeFi của riêng mình.
Tổng giá trị được bị khóa (TVL) trong DeFi đang dao động khoảng 10,8 tỷ đô la, theo Defi Pulse, trong đó Uniswap chiếm lĩnh thị trường với hơn 20% thị phần.
Trong một video phỏng vấn gần đây, James Gillingham, người sáng lập Finxflo đã giải thích cách Trung Quốc đang phát triển hệ sinh thái của riêng mình. Gillingham nói với Forkast News rằng Trung Quốc có thể đang cho phép tạo ra không gian của riêng mình, để cuối cùng hạn chế kiểm soát vốn. Hệ sinh thái DeFi ở Trung Quốc đã phát triển theo cấp số nhân, sau khi chính phủ Trung Quốc cấm ICO vào năm 2017.
Một báo cáo khác trong năm nay ở nước này lưu ý rằng “một số lượng lớn các dự án thử nghiệm đã phát triển ở Trung Quốc”. Các dự án đã trở nên phổ biến vào năm 2020 bao gồm Loopring, Kyber Network, Uniswap, Compound và Makerdao. Tuy nhiên, mặc dù những dự án này nhận được nhiều sự chú ý từ Trung Quốc, quốc gia này cũng đang chứng kiến những bước tăng trưởng vượt bậc của chính mình.
Số liệu thống kê từ Conflux cho thấy Trung Quốc cũng đang chứng kiến các ứng dụng DeFi có xu hướng hướng tới những khách hàng sống trong lãnh thổ đất nước và không biết tiếng anh.
Hình ảnh từ Conflux Network cho thấy Trung Quốc đã phát triển ví DeFi, stablecoin, thanh toán, NFT, các ứng dụng phái sinh, ứng dụng cho vay / đi vay và sàn giao dịch DeFi.
Theo báo cáo nghiên cứu của Conflux lưu ý các ví DeFi như Bitpie, Debank, Cobo, Mykey hiện được tích hợp với các ứng dụng phi tập trung (Dapps) của Trung Quốc. Các token không thể thay thế (NFT) là đồ sưu tầm phổ biến ở Trung Quốc với các NFT như Dappbirds, Hyperdragons và Fishchain.
Báo cáo của Conflux nhấn mạnh:
“Mặc dù thị trường DeFi Trung Quốc vẫn còn sơ khai, nhưng làn sóng chấp nhận, Dapps và vốn từ khu vực này gần đây đang dần chiếm được thị phần đáng kể của hệ sinh thái”.
Stablecoin cũng rất lớn ở Trung Quốc và trong khi Tether (USDT) thống trị trong khu vực, thì HUSD của Huobi cũng được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra còn có Bitcny và Qcash cũng đại diện cho hai dạng đồng tiền ổn định dựa trên Nhân dân tệ. Trong lĩnh vực vay và cho vay, có các nền tảng như Infinity, Kava Labs, Force Protocol và Dforce.
Gillingham hy vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện “các động thái với cách tiếp cận tài chính phi tập trung mới này”. Người sáng lập Finxflo cũng mong muốn chính phủ Trung Quốc tham gia vào hệ sinh thái DeFi.
DeFi cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể kể từ khi Trung Quốc bắt đầu thảo luận về việc phê duyệt các công ty blockchain được cấp phép. Vào tháng 1 năm 2020, hơn 33.000 công ty đã đăng ký tại Trung Quốc với mục đích cung cấp dịch vụ blockchain.
Theo NewsBitcoin