Nến Nhật: Cách Đọc Nến Nhật, Top 4 Các Mô Hình Nến Đảo Chiều Hiệu Quả Nhất

Trong giao dịch tài chính, người Nhật sẽ vô cùng tự hào khi tạo ra 2 tinh hoa được xem là kinh điển trong phân tích kỹ thuật: Nến Nhật và chỉ báo Ichimoku. Hai công cụ vô cùng phổ biến mà bất cứ ai cùng đều ít nhiều nghe tới 1 lần. Đặc biệt là nến Nhật, cho dù có hiểu hoặc biết cách sử dụng hay không. Bài viết sau đây tapchiblockchain sẽ giới thiệu chi tiết, cũng như hướng dẫn các bạn cách đọc nến Nhật, để hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe của “quý ông thị trường” nhằm đưa ra được những nhận định một cách chính xác nhất.

Mô hình nến là gì – Định nghĩa

Mô hình nến Nhật là một trong những kỹ thuật phân tích lâu đời, hiệu quả trong giao dịch ngoại hối. 

Trên biểu đồ giá, các thông tin về mức giá mua, giá bán, giá cao, giá thấp, áp lực mua, áp lực bán… đều được tổng hợp, trình bày trên một cây nến. 

Mỗi cây nến tương đương với biến động giá trong một thời điểm giao dịch nhất định. 

các mô hình nến nhật

 

 

Nguồn gốc Mô hình nến Nhật bắt nguồn từ hàng thế kỷ

Mô hình Nến Nhật có từ thế kỷ 16, do ông Homma Munehisa áp dụng trong giao dịch gạo của mình và phát triển nên hệ thống mô hình nến. Sau đó Steve Nison đưa các mô hình này đến thị trường tài chính phương Tây trong cuốn  “Kỹ thuật biểu đồ hình nến Nhật Bản” năm 1991.

các mô hình nến nhật

Homma Munehisa (1724 – 1803)

Tại sao bạn cần nắm vững các mô hình nến Nhật?

Mô hình Nến Nhật  rất phổ biến và được giới trader lựa chọn vì tính đơn giản, dễ hiểu và cung cấp thông tin sâu sắc về thị trường. 

Các mô hình nến Nhật cung cấp thông tin về hành động giá trong quá khứ, bạn có thể “đọc vị” được thị trường khi sử dụng mô hình nến và đưa ra quyết định quan trọng khi giao dịch như: mở lệnh ở đâu, chốt lời thế nào.   

Cách đọc nến Nhật

Cách đọc nến Nhật

Màu sắc

  • Màu sắc trên thân nến cho biết giá tăng hay giảm
  • Nếu màu xanh lá hoặc trắng thì giá tăng, nghĩa là áp lực mua vào cao hơn.
  • Ngược lại, nếu màu đỏ hoặc đen thì giá giảm và áp lực bán ra cao hơn..

Phần thân nến

  • Phần thân nến cho biết chênh lệch giá lúc mở cửa và đóng cửa.

Phần bấc nến (bóng nến trên)

  • Phần bấc nến cho biết sức mạnh của bên mua trong phiên giao dịch.

Phần đuôi nến (bóng nến dưới)

  • Phần đuôi nến cho biết sức mạnh bên bán trong phiên giao dịch.

Sự khác biệt giữa biểu đồ hình nến và biểu đồ thanh 

Biểu đồ nến và biểu đồ thanh là hai dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật phổ biến trong đầu tư Forex, dùng để quan sát cán cân Cung – Cầu của một tài sản trên thị trường. 

biểu đồ hình nến và biểu đồ thanh

Biểu đồ hình nến và biểu đồ thanh của SP 500 trong cùng khoảng thời gian

Về cơ bản, cả hai biểu đồ đều cung cấp các thông tin giống nhau về mối quan hệ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa, lực mua và lực bán. Vậy, nên chọn biểu đồ thanh hay biểu đồ nến khi phân tích kỹ thuật?

Biểu đồ thanh 

Biểu đồ thanh dùng các đường ngang nằm hai bên phương thẳng đứng để thể hiện mối quan hệ giữa mở và đóng cửa. 

Biểu đồ thanh còn gọi là biểu đồ mở-cao-thấp-đóng (O-H-L-C bar).

Biểu đồ hình nến và biểu đồ thanh

Biểu đồ nến

Trong biểu đồ hình nến, mối quan hệ giữa mở và đóng được mô tả bằng màu sắc của phần thân nến. 

Biểu đồ hình nến và biểu đồ thanh

Chọn biểu đồ nến hay biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh và biểu đồ nến cùng cung cấp các thông tin như nhau, thế nhưng day-trader ưa chuộng dùng biểu đồ nến Nhật hơn, vì màu sắc dễ quan sát hành động giá đang diễn ra trên thị trường.

Biểu đồ thanh thường dùng cho các giao dịch trung hạn, dài hạn hoặc để phân tích các dữ liệu lịch sử.

Làm chủ mô hình nến Nhật

Từ một cây nến, bạn có thể nhìn ra tâm lý mua bán trên thị trường đang diễn ra như thế nào, bên mua hay bên bán đang chiếm ưu thế. Hãy cùng tìm hiểu tâm lý bên mua và bên bán với từng cây nến trước khi đi sâu vào các mô hình nến.

Cây nến tăng giá và nến giảm giá

Nến tăng và nến giảm đại diện cho bên mua và bên bán (còn gọi là phe bò và phe gấu).

nến tăng giá và nến giảm giá

Nến tăng giá và nến giảm giá

Mức giá cao trong phiên giao dịch thể hiện bên mua (Nến xanh) và mức giá thấp thể hiện bên bán (Nến xanh). 

  • Nếu giá đóng cửa (Close) gần với bấc nến, thì bên mua đang kiểm soát.
  • Nếu giá đóng cửa gần với đuôi nến, thì bên bán nắm quyền kiểm soát.

Mỗi nến đại diện cho hành động giá (price action) của bên mua và bên bán trong khoảng thời gian giao dịch cụ thể (ví dụ: 1 giờ, 1 ngày).

Qua độ dài thân nến, trader có thể xác định bên nào đang chiếm ưu thế, thị trường phiên tiếp theo có thể diễn ra như thế nào khi quan sát những cây nến gần nhau (Đây chính là mô hình nến Nhật.)

Các mô hình nến nhật từ đâu mà có

Các thân nến được tạo ra do biến động giá tăng giảm liên tục. Tuy các biến động giá này mang tính ngẫu nhiên, đôi khi chúng tạo ra những Mô hình mà trader thường áp dụng trong phân tích kỹ thuật. 

Có rất nhiều mô hình nến Nhật với độ mạnh yếu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các mô hình nến phổ biến, hiệu quả nhất trong phần tiếp theo nhé.

?

Lưu ý: Mô hình nến Nhật dùng để dự đoán xu hướng, nhưng không đảm bảo chính xác tuyệt đối. Bạn cần kết hợp với chỉ báo kỹ thuật để xác nhận xu hướng (RSI, Bollinger band, vâng vâng)

Các mô hình nến nhật hiệu quả nhất 

Qua quan sát thực tế, các cây nến hình thành theo nhiều quy luật (mô hình) khác nhau, và nắm được các mô hình nến sẽ giúp trader đánh giá được cung cầu của thị trường, giá có xu hướng tăng hay giảm trong thời gian tới. 

Mô hình nến Bullish Engulfing – Nến nhấn chìm tăng

Mô hình nến nhấn chìm tăng gồm hai nến, trong đó:

  • Nến thứ nhất màu đỏ và nến thứ 2 màu xanh có thân nên nuốt chửng toàn bộ (nhấn chìm) nến trước đó.
  • Mô hình này là tín hiệu xu hướng tăng hoặc thay đổi xu hướng.
Mô hình nến Bullish Engulfing

Mô hình nến Bullish Engulfing

Ý nghĩa mô hình

  • Mô hình nến nhấn chìm tăng là tín hiệu xu hướng tăng hoặc thay đổi xu hướng.

Nhận dạng mô hình

  • Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm
  • Nến xanh tăng giá bao trùm toàn bộ thân nến phía trước

Cách vào lệnh

Mô hình nến Bullish Engulfing
  • Điểm vào lệnh: ngay tại giá mở cửa của nến thứ 3
  • Điểm dừng lỗ: cách đuôi nến xanh trong mô hình khoảng 2 pip.

Mô hình nến Doji 

Mô hình nến doji là mô hình nến nhật phổ biến, dễ nhận biết với phần thân nến cực kỳ ngắn (nghĩa là giá mở cửa và giá đóng cửa gần như nhau). 

Ý nghĩa mô hình

  • Mô hình nến cho thấy bên mua và bên bán không phân thắng bại trong phiên giao dịch, khiến giá mở cửa và giá đóng cửa gần như nhau.
  • Đây là cảnh báo cho thấy trader nên “dừng lại và suy nghĩ” một chút về bước tiếp theo.
  • Nếu thị trường xu hướng tăng, xuất hiện mô hình Doji nghĩa là động lượng mua đang chậm lại và sức bán đang tăng. Trader đặt lệnh mua vào nên cân nhắc đóng giao dịch.

Nhận dạng mô hình

Nến Doji nhìn gần giống dấu cộng và có 4 hình dạng:  hình chữ thập, hình chữ thập ngược, chữ T ngược hoặc hình dấu cộng như bên dưới. 

nến Doji

Nến Doji : 4 kiểu phổ biến

Cách vào lệnh với nến Doji

Mô hình nến Doji cần kết hợp với một số chỉ báo kỹ thuật đảo chiều và động lượng như ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ, chỉ báo RSI để xác nhận xu hướng lần nữa.

Cách vào lệnh với nến Doji

Mô hình nến Harami 

Mô hình nến Harami xuất hiện trong cả thị trường tăng và giảm. Đây là mô hình hai nến đảo chiều.

Ý nghĩa mô hình

  • Khi mô hình nến harami xuất hiện, nó cho thấy mà thị trường đang mất dần đi xu hướng hiện tại và có thể sắp đảo chiều

Nhận dạng mô hình

  • Khi đảo chiều tăng giá (Tăng Hamari), cây nến đầu tiên cần phải là một cây nến giảm giá mạnh. Tiếp theo là một nến tăng nhỏ.
  • Khi đảo chiều giảm giá (Giảm Hamari), nến đầu tiên cần phải là nến tăng mạnh, tiếp theo là nến giảm nhỏ hơn.
Mô hình nến Harami - Cách xác định và giao dịch trong IQ Option

Cách giao dịch

Hình nến Harami không nên dùng một mình mà nên xem xét cùng với các chỉ báo khác để xác nhận mô hình Harami. 

Giao dịch với mô hình Hamari được thực hiện qua 4 bước. 

Lấy ví dụ giao dịch với Giảm Hamari:

  • Có xu hướng tăng rõ ràng.
  • RSI vượt qua đường 70 (tín hiệu quá mua)
  • Cây nến giảm có chiều dài không quá 25% so với cây nến trước đó.
  • Giá mở và đóng cửa của nến giảm giá nằm bên trong Giá mở và đóng cửa nến trước đó.
  • Điểm vào lệnh: giá mở cửa nến thứ 3
  • Điểm dừng lỗ: trên nến cao của mô hình Giảm Harami vài pip.

Lưu ý: Mô hình Harami giảm xuất hiện có khả năng kéo theo xu hướng giảm nhiều đợt, trader có thể đặt nhiều điểm chốt lời để lướt sóng trọn vẹn xu hướng. 

Bearish Engulfing Candlestick – Mô hình nến nhấn chìm giảm 

Mô hình này ngược lại với nến nhấn chìm tăng, báo hiệu đợt giảm mạnh kéo dài, là tín hiệu có khả năng đảo chiều hoặc đổi xu hướng.

Cách vào lệnh

  • Điểm vào lệnh: Dưới mức giá đóng cửa nến trước đó khoảng vài pip.
  • Dừng lỗ: Điểm dừng có thể được đặt trên mức cao gần đó.
  • Chốt lời: Mô hình  nến nhấn chìm giảm giá là bắt đầu của một xu hướng giảm kéo dài, trader có thể điều chỉnh điểm dừng cho phù hợp hoặc dùng lệnh dừng điều kiện (trailing stop).

Các mô hình nến phổ biến khác

Có tổng cộng ba kiểu mô hình nến Nhật: Mô hình nến đảo chiều tăng, Mô hình nến đảo chiều giảm, mô hình nến tiếp diễn với hàng chục mô hình mỗi kiểu. Ngoài các mô hình đã giới thiệu trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mô hình nến Nhật phổ biến khác trong ảnh sau:

Các mô hình nến phổ biến

Lời kết

Tâm lý bên mua và bên bán trong giao dịch ngoại hối/tiền mã hóa có tác động rất lớn đến sự biến động giá. Các mô hình nến Nhật giúp trader xác định tâm lý của hai bên đối với một tài sản cụ thể nào đó, kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật như RSI, SO, dải Bollinger,…sẽ giúp trader đưa ra dự đoán tốt hơn về xu hướng giá trong tương lai và đạt được kết quả giao dịch như kỳ vọng.

Follow chúng tôi tại đây: Website | Twitter | TCB Group | TCB Channel | Lotus Ventures Channel | Facebook Discussion | Facebook Page | Youtube Channel|

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!